Bảo tàng Hỗ trợ trực tuyến
Banner quảng cáo rubic

Trưng bày chuyên đề

 TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ TẠI BẢO TÀNG

Trong mỗi bảo tàng, bên cạnh hình thức trưng bày thường xuyên cố định , vẫn thường xuyên  tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề. Mỗi trưng bày chuyên đề sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, từ thời điểm bắt đầu đón khách thăm quan tới khi kết thúc trưng bày chuyên đề có thể diễn ra trong vài tuần hoặc lâu hơn là vài tháng. Như vậy có thể hiểu loại hình trưng bày chuyên đề là trưng bày tạm thời. Đây là hình thức trưng bày có vai trò rất quan trọng, góp phần làm phong phú, đa dạng và “mới” cho hoạt động bảo tàng. Nếu như trưng bày thường xuyên giới thiệu nội dung tổng thể, khái quát theo đề cương chính trị được phê duyệt thì trưng bày chuyên đề có thể khai thác một khía cạnh chuyên sâu nào đó mà trưng bày thường xuyên không đáp ứng được. Trưng bày chuyên đề cũng phản ánh kết quả nghiên cứu của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của bảo tàng đồng thời phục vụ những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng. Vì vậy, hình thức trưng bày này thể hiện tính đa dạng, thường xuyên đổi mới, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng công chúng khác nhau.

 THỰC TRẠNG TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ TẠI BẢO TÀNG

Trong hệ thống bảo tàng tại Việt Nam hiện nay phần lớn công tác trưng bày chuyên đề  tồn tại nhiều bất cập, điển hình là các bảo tàng cấp tỉnh. Ngay từ cách chọn chủ đề hay đặt tên cho trưng bày chuyên đề còn khô cứng kém hấp dẫn, dường như đi vào lối mòn cố hữu. Cách làm nội dung và dàn dựng trưng bày vẫn theo lối trưng bày cổ điển. Hiện vật trưng bày mang tính sắp đặt nhiều hơn là trưng bày mang tính nghệ thuật. Chưa có giải pháp hữu hiệu để tôn vinh những hiện vật gốc tiêu biểu và quý hiếm, trong số đó có rất nhiều bảo vật Quốc gia. Việc tìm chọn những hình ảnh mang tính biểu trong các trưng bày chuyên đề gần như không xuất hiện mà thay vào đó là cách thể hiện thiếu tính sáng tạo không có giá trị về mặt nghệ thuật. Chính bởi những nguyên nhân nêu trên mà sức hấp dẫn của những trưng bày chuyên đề tại bào tàng thường mờ nhạt, không tạo được giá trị để nhân dân thưởng lãm.

Trung-bay-chuyen-de-bao-tang

ảnh minh họa nguồn internet

Thời gian tồn tại cho một trưng bày chuyên đề quá dài cũng là nguyên nhân giảm đi sức hút của mỗi bảo tàng, một thực trạng chung của bảo tàng cũng chưa có sự đầu tư thay đổi toàn diện cả về nội dung và hình thức mà đơn thuần chỉ thay đổi về địa điểm trưng bày chuyên đề… điều đó làm giảm sự hứng thú và dễ khiến khách tham quan cảm thấy nhàm chán mỗi khi đến bảo tàng. Hiện nay, việc tạo ra các trưng bày chuyên đề có ngôn ngữ riêng, độc đáo, khác biệt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách tham quan là không nhiều chủ yếu ở một số bảo tàng cấp quốc gia. Trong bài viết này rubic không đi sâu vào từng bảo tàng, mà nhìn một cách tổng quan với góc nhìn chủ quan với mong muốn trong tương lai gần vai trò của bảo tàng với đời sống văn hóa lịch sử của nhân dân luôn được định vị đúng với vai trò.

Trung-bay-chuyen-de-bao-tang-1

ảnh minh họa nguồn internet

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ TẠI CÁC BẢO TÀNG

Hòa chung với xu thế, trong 10 năm qua Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về mặt kinh tế, khoa hoc, công nghệ và đặc biệt bộ mặt đô thị hóa được khắc họa rõ nét mà ai cũng dễ dàng nhận thấy. Nghành bảo tàng cần làm gì để bắt kịp với xu hướng thời đại 4.0 đang diễn ra trên diện rộng của các mặt xã hội, việc số hóa quản lý di sản, cổ vật, lịch sử là một tất yếu mà mỗi bào tàng sẽ triển khai. Làm tốt việc này cần sự quyết tâm của những người đang làm trong ngành bảo tàng, nguồn vốn ngân sách dành cho lĩnh vực đặc thù này. Trong lời phát biểu chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc có đoạn “ Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa: bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới.” Như vậy việc đổi mới công tác trưng bày chuyên đề là một phạm trù quan trong của ngành bảo tàng phải tiên phong hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao phó. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sáng tạo giá trị văn hóa hóa mới là nhiệm vụ và trách nhiệm, cần tháo gỡ những rào cản về mặt quản lý chưa phù hợp cũng những cởi bỏ những cung cách lạc hậu không phù hợp đã và đang tồn tại trong lĩnh vực văn hóa.

Trung-bay-chuyen-de-bao-tang-3

Trưng bày chuyên đề tại bảo tàng Hà Nội

Đổi mới hoạt động trong trưng bày chuyên đề tuyên truyền cũng đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ bảo tàng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghiên cứu một cách nghiêm túc về nội dung chi tiết và tư tưởng chủ đạo của từng chuyên đề; kết hợp giải pháp mỹ, kỹ thuật phù hợp với từng chủ đề trưng bày, xây dựng hình tượng nghệ thuật bổ trợ cho nội dung trưng bày. Đặc biệt có sự đầu tư bài bản về không gian trưng bày bao gồm cả những sản phẩm sáng tạo phụ trợ cho hiện vật trưng bày như tủ, kệ,  bục, hệ thống  ánh sáng. Thể hiện dàn dựng tài liệu hiện vật một cách khoa học, khéo léo, công phu, tạo điểm nhấn và tôn những hiện vật độc đáo, quý hiếm có giá trị cao để trưng bày chuyên đề thu hút được sự quan tâm, cổ vũ của công chúng.

Trung-bay-chuyen-de-bao-tang-2

Trưng bày chuyên đề tại bảo tàng Hà Nội

TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ LÀM SỐNG LẠI GIÁ TRỊ CỦA TƯ LIỆU HIỆN VẬT

Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng.” Trích lời phát biểu chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Bám sát tư tương chỉ đạo của Đảng trong lĩnh vực Văn hóa trong đó bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ có liên quan đến nhiều lĩnh vực như lịch sử văn hóa của dân tộc. Nếu chỉ dừng lại ở việc cất giữ những tư liệu hay hiện vật trong kho thì thật đáng tiếc. Chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân, cần có nhiều trưng bày chuyên đề để nhân dân có cơ hội tiếp cận tìm hiểu những giá trị về mặt lịch sử mà thế hệ đi trước đã ghi dấu và tiếp tục phát huy sức mạnh của dân tộc trong thời kỳ đổi mới.Sự phối kết hợp giữa công tác kiểm kê rà soát hiện vật tại kho cơ sở và công tác nghiên cứu sưu tầm bổ sung tài liệu hiện vật là khâu hết sức quan trọng. Công tác này cần phải tiến hành thường xuyên nhằm xây dựng các sưu tập hiện vật đa dạng về loại hình, đầy đủ về chất liệu (cổ vật qua các thời kỳ)… làm tốt công tác này chúng ta mới dễ dàng chọn đề tài, sử dụng hiện vật phục vụ trưng bày chuyên đề và từ đó trưng bày chuyên đề mới đem lại hiệu quả thiết thực và đi đúng với đường lối chỉ đạo của Đảng và nhà nước trong giai đoạn phát triển mới.

Tại hội nghị Văn hóa toàn quốc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  nhấn mạnh sự đồng tình với quan điểm “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc.

Trung-bay-chuyen-de-bao-tang-4

Trưng bày chuyên đề Bác Hồ với thủ đô Hà nội

RUBIC ĐỒNG HÀNH VỚI TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ VỚI NHIỀU BẢO TÀNG

Rubic gắn bó với nghề thiết kế thi công nội thất trưng bày hơn 15 năm, với đội ngũ thiết kế sáng tạo nhiều năm kinh nghiệm luôn đổi mới tư duy mỹ thuật bằng cách cập nhật và hấp thụ những tinh hoa của thế giới. Song song với việc thiết kế, mảng thi công cũng là một thế mạnh mà rubic luôn tự hào và được nhiều anh em trong giới biết đến và hợp tác trong lĩnh vực trưng bày chuyên đề tại các bảo tàng lớn. Bám sát những nội dung và chủ đề đưa ra những giải pháp thi công sáng tạo bằng những vật liệu kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Rubic luôn chú trọng phần không gian và ánh sáng cho mỗi trưng bày chuyên đề nhằm tạo ra sức hút, ấn tượng đối với du khách thăm quan. Luôn tạo sự gần gũi giữa trưng bày hiện vật và chủ thể thụ hưởng văn hóa, đặc biệt rubic luôn chú ý đến việc tương tác chủ động của du khách trong mỗi trưng bày chuyên đề mà chúng tôi thực hiện. Trong giai đoạn đất nước  phát triển mạnh mẽ, việc khai thác những nguồn lực xã hội là xu thế để đẩy mạnh ngành công nghiệp văn hóa. Với tư cách là một doanh nghiệp rubic luôn cởi mở đồng hành cũng những bảo tàng tìm ra những hướng đi đôi bên cùng có lợi, đặc biệt là phát huy được giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa lịch sự của dân tộc mà vẫn đem lại giá trị kinh tế. Trong tương lai nhiều rào cản về mặt chính sách được gỡ bỏ, rubic sẽ nắm lấy cơ hội này để phối hợp với các bảo tàng xây dựng những trưng bày chuyên đề có sự đầu tư nghiêm túc từ việc xây dựng nội dung chủ đề đến quá trình thiết kế không gian trưng bày chuyên đề chuyên nghiệp tao lên sức hút mạnh với quần chúng nhân dân. Hiện nay, cả nước có tới 166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 tổng di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 27 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa thế giới" Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng  và việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến tính đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa. Chắc chăn Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành ngành công nghiệp văn hóa trong thập kỷ này, với mong muốn cống hiến cùng đồng hành rubic sẽ luôn chủ động xây dựng đội ngũ thiết kế sáng tạo cũng như cập nhật những xu hướng mới trong việc sản xuất thi công những không gian trưng bày mang tính đổi mới sáng tạo văn hóa truyền thông trên cơ sở những giá trị lịch sử trói lọi của dân tộc.

 

Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn